Ngày 28/12/2016, FPT Telecom cùng các nhà mạng đã đưa ra thông báo chính thức khai thác tuyến cáp quang biển Châu Á Thái Bình Dương – APG (Asia Pacific Gateway), nhằm giúp tốc độ kết nối Internet quốc tế từ Việt Nam nhanh hơn và ổn định hơn.

APG là tuyến cáp quang biển được các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam bao gồm : FPT, CMC, Viettel, VNPT phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài cùng đầu tư, APG có hướng kết nối tương tự như tuyến AAG và AI cũ.

Tổng toàn bộ chiều dài của tuyến cáp APG là 10,400 km được đi ngầm dưới biển Thái Bình Dương với dung lượng thiết kế là 15,3 Tbit/s. Các điểm kết nối bao gồm : Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, HongKong, và Trung Quốc với băng thông ban đầu là 4Tbps.

Theo thông tin từ FPT Telecom cung cấp thì tuyến cáp quang biển APG có băng thông cao gấp nhiều lần so với tuyến cáp quang AAG cũ và phần nào giải quyết bài toán đứt cáp liên tục của tuyến cáp này trong năm qua. Theo thống kê sơ bộ, AAG trong năm 2016 bị đứt không dưới 3 lần và đi kèm thời gian sửa chữa khá lâu khiến cho tốc độ mạng luôn trong tình trạng không ổn định, nhất là với các kết nối đi quốc tế.

Bên cạnh đó, theo thông tin từ các nhà mạng, trong năm 2017 sẽ tiến hành khai thác thêm tuyến cáp quang AAE – 1  (Asia Africa Euro 1) kết nối thằng Việt Nam và các nước châu Á đến châu Phi, châu Âu với chiều dài hơn 23,000 km.

Với tổng vốn đầu tư lên đến 820 triệu USD từ sự góp vốn của 20 đối tác từ 18 quốc gia, tại Việt Nam AAE-1 được xem là tuyến cáp quang dự phòng, do được nối từ Việt Nam qua Malaysia, Singapore qua Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, châu Âu, châu Phi, nên trong trường hợp AAG hay IA đều tê liệt thì AAE – 1 vẫn hoạt động bình thường.

Hiện tại, do mới đưa vào vận hành nên sẽ xuất hiện một số tình trạng kết nối không ổn định,  nhất là khi truy cập các website có sever đặt ở nước ngoài. Tuy nhiên trong thời gian sắp tới AAG sẽ mang nâng cao lượng dịch vụ internet ở Việt Nam đồng thời hạn chế tối đa tình trang đứt cáp liên tục như năm 2016 vừa qua.